HÃY LÀM NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HÃY LÀM NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ

EFFORTS CAN MAKE FAILS, BUT DON'T FAIL TO MAKE EFFORTS
 
Trang ChínhTrang Chính  K45.21.07K45.21.07  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Quá trình hội nhập tác động đến văn hóa việt nam

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 183
Join date : 01/02/2008
Age : 35

Quá trình hội nhập tác động đến văn hóa việt nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Quá trình hội nhập tác động đến văn hóa việt nam   Quá trình hội nhập tác động đến văn hóa việt nam EmptyWed Aug 13, 2008 10:32 am

Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang nội dung cốt lõi là Độc lập dân tộc và CNXH, kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

Cùng với quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, Đảng ta đã khẳng định toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, một mặt tạo ra những điều kiện cho ta cơ hội để hội nhập quốc tế, thực hiện bước “đi tắt đón đầu”, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nó cũng chứa đựng những nguy cơ khó lường, đe doạ độc lập tự chủ và sự phát triển đất nước. Chính vì vậy, tư tưởng cơ bản của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế được khẳng định rất rõ trong văn kiện của Đại hội IX là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.

Như vậy, quá trình toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra cơ hội và đồng thời cũng đặt ra thách thức đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Về thời cơ, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới tư duy về kinh tế, tạo cơ hội cho quá trình đổi mới tư duy về văn hóa trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN và mở rộng giao lưu văn hóa trong xu thế toàn cầu hoá. Đây là cơ hội rất lớn để chúng ta xem xét, đánh giá vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, khai thác văn hóa như một động lực, như một nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là trong thời kỳ xuất hiện nền kinh tế thị trường và xã hội thông tin, khoa học – công nghệ, một thành tựu lớn của sự sáng tạo văn hóa trở thành nguồn lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá IX) đã khẳng định, phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị. Đảm bảo thực hiện tốt ba lĩnh vực trên là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xây dựng văn minh đô thị và công nghiệp, tạo động lực để hiện đại hoá văn hóa dân tộc. Hiện đại hoá văn hóa dân tộc trước hết phải được chuẩn bị trong hệ thống giáo dục - đào tạo và trong hệ thống giáo dục ngoài nhà trường để tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh cho quá trình xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và sự biến đổi của tình hình quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để chuyển giao vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa (công nghệ truyền thông, công nghệ sản xuất phim, băng hình, dịch vụ vui chơi giải trí, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá về thông tin toàn cầu, kích thích năng lực sáng tạo của nền văn hóa dân tộc.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân du nhập các loại hình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao, giới thiệu các thành tựu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài...).

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhiều các liên doanh, liên kết kinh tế quốc tế mở rộng, các khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao được nâng cấp, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân ngày càng cao.

Hội nhập kinh tế quốc tế tác động vào tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, kích thích tinh thần dân tộc phát triển, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh để nâng cao vị thế văn hóa của dân tộc trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Mặt khác, cũng có thể nhận thấy một số thách thức nổi lên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đối với văn hóa Việt Nam như: về sự tụt hậu của văn hoá so với tốc độ phát triển của kình tế và so với các nước trong khu vực.

Tạo ra sự chệch hướng về phát triển văn hóa. Mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu này đang bị nhiều cản trở do tính thương mại của hoạt động văn hóa đang diễn ra một cách xô bồ, hỗn loạn, không chỉ dừng lại ở suy thoái lối sống và đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ, mà còn có nguy cơ làm biến dạng cả mục tiêu, lý tưởng chính trị định hướng, vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự du nhập tràn lan và hỗn loạn các sản phẩm văn hóa độc hại của nước ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa tác động vào có thể làm cho văn hóa nước ta suy yếu và lệ thuộc.

Sự phân hoá xã hội trên lĩnh vực văn hóa diễn ra mạnh lnẽ cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống văn hóa của các vùng nông thôn, miền núi, đời sống văn hóa của những nhóm xã hội nghèo so với các vùng đô thị, các loại hình nghề nghiệp có thu nhập cao khoảng cách ngày càng xa. Đặc biệt là đời sống văn hóa của công nhân, của nông dân, nhất là ở những vùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự suy thoái về lối sống, đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhất là sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nếp sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, của các tệ nạn xã hội và các tiêu cực xã hội khác”. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định, thậm chí đe doạ sự tồn tại chế độ chính trị - xã hội.

Sức cạnh tranh của văn hóa dân tộc đối với các nền văn hóa trong khu vực và cộng đồng quốc tế yếu. Sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta phải bao hàm cả sức cạnh tranh về văn hóa như: hàm lượng khoa học trong giá trị sản phẩm, vận dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (ISO), tiêu chuẩn về môi trường lao động và sinh hoạt cộng đồng (SA 8000), tiêu chuẩn về minh bạch trong kế toán, kiểm toán, trình độ am hiểu luật pháp quốc tế và các nền văn hóa của các đối tác kinh tế. Trình độ về khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, chỉ số về HDI của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Đội ngũ trí thức khoa học và trí thức văn nghệ gặp nhiều khó khăn trong sáng tạo. Thị trường khoa học mới hình thành, còn nhiều bất cập cả về chính sách và quản lý sở hữu trí tuệ. Việc thu hút nhân tài vào các cơ quan công quyền khó khăn do chế độ đãi ngộ thấp. Tình trạng rò rỉ chất xám ngày càng gia tăng, do trình độ tổ chức quản lý của Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế và chiến lược sử dụng nhân tài có mặt chưa hợp lý.

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết cần phát huy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững định hướng XHCN và bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực tinh thần cho quá trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc.

Tinh thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường là những giá trị hàng đầu trong bảng giá trị văn hóa của dân tộc. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, giáo dục ý thức và trách nhiệm công dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo động lực tinh thần thống nhất và đồng thuận trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Hai là, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học - công nghệ và trình độ quản lý nhà nước cho phù hợp với yêu cầu và tốc độ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực hiện thành công nếu được chuẩn bị tốt về tiềm lực văn hóa của đất nước, đặc biệt là nguồn lực con người và môi trường văn hóa pháp luật, đạo đức xã hội. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra theo hai xu hướng: tiêu chuẩn hóa và đa đạng hóa. Xu hướng tiêu chuẩn hóa đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao trình độ sản xuất và dịch vụ cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và chất lượng của sản phẩm hàng hóa, về trình độ khoa học - công nghệ, về kỹ lưỡng quản lý, về điều kiện làm việc của người lao động v.v. Mặt khác, xu hướng đa dạng hóa đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dịa phương phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng việc phát huy lợi thế của mỗi địa phương, mỗi quốc gia - dân tộc, thông qua đó để thúc đẩy sự phát triển năng động của nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, sự phát triển văn hóa dân tộc dựa trên trình độ dân trí cao, khoa học - công nghệ phát triển, môi trường văn hóa ổn định và lành mạnh, là động lực và là nguồn lực để phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba là, nâng cao tính sáng tạo của nền văn hóa dân tộc, mở rộng dân chủ, khai thác mọi tiềm năng, sáng tạo trong nhân dân, khuyến khích đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.

Người Việt Nam thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng thành tựu khoa học - công nghệ, có khả năng thích ứng được với những tình huống phức tạp. Để vượt qua những thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi kích thích năng lực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của các nhà doanh nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển những thành tựu văn hóa mới, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, khẳng định bản lĩnh và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

Bốn là, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, 1ý luận văn hóa nhằm bảo vệ các giá trị chân chính của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi lưu toan lợi dụng toàn cầu hóa kinh tế để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, du nhập các trào lưu tư tưởng trái với đường lối văn hóa của Đảng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đi lên theo con đường XHCN, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực nhạy cảm, đễ bị kẻ thù lợi dụng để tác động làm phân hóa tư tưởng, tình cảm, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tôn giáo, gây chia rẽ nội bộ Đảng và giữa Đảng với quần chúng nhân dân, áp dặt các giá trị dân chủ, nhân quyền, tự do kiểu phương Tây và kêu gọi “đa nguyên, đa đảng” nhằm thay đổi chế độ chính trị xã hội ở nước ta. Vì vậy, càng bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta càng phải nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững nguyên tắc của sự nghiệp đổi mới, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí của dân tộc trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng nền văn hóa mới, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia.

Theo PGS.TS Phạm Duy Đức – ThS Vũ Thị Phương Hậu, Tạp chí Quốc phòng toàn dân tháng 6/2005
Về Đầu Trang Go down
http://victory.niceboard.net
 
Quá trình hội nhập tác động đến văn hóa việt nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Site download văn bản quy phạm pháp luật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HÃY LÀM NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ :: Trao đổi học hành năm thứ 2 kì 1 :: Kinh tế quốc tế-
Chuyển đến