Trả lời câu hỏi thảo luận: Pháp luật kinh tế
Câu hỏi 1: Nêu cách xác định 1 quan hệ kinh tế mang yếu tố nước ngoài?Quan hệ kinh tế là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
Quan hệ kinh tế mang yếu tố nước ngoài là:
a) Quan hệ kinh tế có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Quan hệ kinh tế mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Câu hỏi 2: Trình bày các hình thức pháp luật trong lĩnh vực kinh tế quốc tế?- Điều ước quốc tế: các văn bản quy phạm pháp luật do hai hay nhiều quốc gia cùng ký kết hoặc phê chuẩn nhằm điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế trên tất cả lĩnh vực;
- Nguồn luật quốc gia: hệ thống pháp luật của một quốc gia;
- Nguồn luật nước ngoài: hệ thống pháp luật của nước ngoài;
- Tập quán quốc tế: quy tắc ứng xử hình thành một cách lâu đời và mang tính phổ biến trong một lĩnh vực hoặc khu vực nhất định;
- Án lệ: bản án đã tuyên, được coi như là một tiền lệ làm cơ sở để thẩm phán có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Câu hỏi 3: Tại sao trong lĩnh vực kinh tế quốc tế lại hình thành hình thức pháp luật nói trên?- Giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ kinh tế mang yếu tổ nước ngoài
Dựa vào tính chất của từng hình thức pháp luật để giải thích sâu hơn.
Câu hỏi 4: Trường hợp cá nhân tổ chức Việt Nam tham gia tổ chức kinh tế quốc tế thì áp dụng hình thức pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?- Các quy định pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài, trừ các trường hợp khác.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp pháp luật của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trong trường hợp quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn tham khảo:Điều 759, bộ luật dân sự việt nam 2005Điều 3, NĐ 138 ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài